Lời đầu tiên, xin kính chúc Quý khách sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Công ty xây dựng Tâm Như hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và thi công nhà ở dân dụng. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách.
Với châm ngôn “Chắc Bền Theo Thời Gian”, Xây Dựng Tâm Như không ngừng nỗ lực để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng. Trên hết, Xây Dựng Tâm Như luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp qua từng công trình để dần hoàn thiện và đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách.
Với sự tận tâm, nhiệt huyết và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, Xây Dựng Tâm Như sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị trong từng gói dịch vụ. Tin rằng, Xây Dựng Tâm Như sẽ giúp xóa tan mọi lo lắng của Quý khách!
Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc. Loại móng này thường đỡ một mình hoặc là một cụm cột đứng gần nhau để đỡ lấy trọng tải của công trình. Các công trình nhà cấp 4 có quy mô nhỏ thường sẽ lựa chọn loại móng đơn này.
+ Đặc điểm: Dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, tăng khả năng chịu lực.
+ Ưu điểm: Chi phí thi công rẻ, thời gian thi công ngắn.
+ Ứng dụng: Thường thi công cho chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.
2. Móng băng
Móng băng thường có hình dạng dải dài, có thể là độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Móng băng giúp đỡ tường hoặc cột cho căn nhà. Khi thi công móng băng nên đào xung quanh hoặc đào móng song song với khuôn viên. Móng băng khá nông, chiều sâu thích hợp để chôn móng từ 2m đến 2.5m.
+ Đặc điểm: Là một dải dài, liên kết với nhau, chạy theo chân thường hoặc có sự giao cắt.
+ Ưu điểm: Giảm áp lực đáy móng.
+ Ứng dụng: Kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, độ lún đồng đều.
3. Móng bè
Móng bè được biết đến là móng toàn diện hay là móng nông. Ở các nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu có đất nước hay không có nước thì nên lựa chọn loại móng bè. Loại móng này sẽ mang đến an toàn và phân bổ trọng lực cho toàn bộ căn nhà tránh gây khả năng bị sụt lún.
+ Đặc điểm: Là loại móng nông, có sức kháng yếu. Kiểu móng này sẽ có tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng lên mặt nền đất, giảm sức nặng.
+ Ưu điểm: Tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều.
+ Ứng dụng: Nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước sẽ dùng loại móng này.
4. Móng cọc
Móng cọc có kết cấu gồm đài móng và cọc có khả năng truyền tải được các trọng lực từ phía trên công trình xuống lớp đất dưới của nền móng. Trước khi làm móng cọc cần kiểm tra trước địa chất và gia cố trước khi bắt đầu làm móng.
+ Đặc điểm: Loại móng này yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công lâu.
+ Ưu điểm: Là loại móng chắc chắn nhất.
+ Ứng dụng: Các công trình xây dựng trên nền đất yếu.
Cần tiến hành khảo sát địa chất, xem xét đất nền thuộc loại nào, mức độ sụt lún, khả năng chịu lực,… để chọn được loại móng nhà phù hợp.